Trang Documentaries cho biết, người đàn ông này tự xưng tên là John Titor và viết về tương lai mà anh ta từ đó tới, đưa ra hàng loạt dự báo về thời điểm chiến tranh, nạn đói và sự hủy diệt. John cảnh báo tương lai của anh ta cũng là tương lai của mọi người và kêu gọi tất cả chuẩn bị tích trữ thức ăn và vũ khí.
John cũng giải thích cách thức hoạt động của cỗ máy thời gian và đưa ra sơ đồ của thiết bị. John nói bản thân trở về từ năm 2036.
John cho biết mình là lính Mỹ, đóng tại Tampa, bang Florida, được chỉ định tham gia một dự án du hành vượt thời gian của chính phủ và được gửi trở lại năm 1975 để lấy chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới IBM 5100. John tuyên bố được chọn tiến hành nhiệm vụ này vì ông anh ta đã tham gia trực tiếp vào quá trình lắp ráp và lập trình máy tính 5100.
Nhà du hành cho hay, anh ta dừng chân ở năm 2000 để thăm mẹ là Kay Titor và lấy một số đồ vật cá nhân, cảnh báo gia đình về các cuộc chiến sắp xảy ra. Đây cũng là thời điểm John đăng bài trên các diễn đàn và đưa ra các dự báo ớn lạnh về thế giới.
John Titor tiết lộ, cuộc nội chiến thứ 2 ở Mỹ sẽ khiến đất nước bị chia thành 5 phe và thủ đô mới được đặt tại Omaha.
Sau đó, John khẳng định, một sự cố máy tính đã phá hủy thế giới theo như cách mà chúng ta lo ngại về sự cố Y2K, đại dịch bò điên sẽ bao trùm nước Mỹ và kéo dài tới năm 2036. Trong tương lai của John, việc du hành vượt thời gian là điều có thực và công nghệ này được phát triển tại CERN ở Thụy Sĩ từ nhiều năm trước và chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự. Việc này đã dẫn tới đơn vị trinh sát thứ 177 được thành lập và John là một thành viên.
John biến mất vĩnh viễn sau bài viết cuối cùng được đăng tải vào ngày 24/3/2001, trong đó anh ta khuyên mọi người nên mang theo bình xăng để phòng trường hợp xe bị chết máy ở bên đường.
Mặc dù thiếu các bằng chứng cụ thể để chứng minh cho tuyên bố của John Titor, nhiều người vẫn tin anh ta là một nhà du hành vượt thời gian thực sự. Theo họ, những dự báo về tương lai của John không xảy ra vì sự hiện diện của John trong dòng thời gian của chúng ta đã thay đổi tương lai, ngăn chặn hoặc trì hoãn cuộc chiến.
Trên thực tế, một số dự báo của John như sự trỗi dậy của một trật tự thế giới mới, chiến tranh hạt nhân vào năm 2015 đã được chứng minh là sai.
Các câu chuyện của John Titor được cho là chứa đựng nhiều mâu thuẫn và sai sót khiến tuyên bố của anh ta không đáng tin cậy. Ví dụ, John nói chiếc máy tính IBM 5100 là cần thiết cho nhiệm vụ của anh ta, song các chuyên gia chỉ ra rằng chiếc máy tính trên không phải là một thiết bị đặc biệt tiên tiến hay có giá trị. Ngoài ra, những mô tả của John về công nghệ du hành thời gian và tương lai khá mơ hồ, mâu thuẫn.
Câu chuyện của người đàn ông này có thể chỉ là một tác phẩm hư cấu được tạo ra bởi một cá nhân có trí tưởng tượng sống động. Tuy nhiên, ý tưởng về du hành thời gian vẫn tiếp tục thu hút trí tưởng tượng của công chúng và câu chuyện về John Titor vẫn là một chủ đề thảo luận phổ biến trên Internet.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ nhất khóa 10 đã bầu 30 đồng chí vào Ban Thư ký Trung ương Hội; bầu anh Bùi Quang Huy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn giữ chức vụ Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X.
![]() |
Ra mắt Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam khoá 10 |
Các Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa 9 gồm: Nguyễn Minh Triết, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Việt Quế Sơn, Chu Hồng Minh tái đắc cử Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa 10.
Ban Kiểm tra Trung ương Hội khoá 10 gồm 15 người, bầu anh Bùi Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa 10 làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội.
Tại phiên bế mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành đã có buổi đối thoại với các lãnh đạo sinh viên về những vấn đề liên quan thiết thực tới sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên hiện nay.
![]() |
Anh Bùi Quang Huy, tân Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X |
Hội đồng hành cùng sinh viên, Hội Sinh viên Việt Nam khoá 10 gồm 8 thành viên: Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu; Ông Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao; GS. Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ Thuật Hóa học, Trường ĐH Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; KTS. Hoàng Thúc Hào, Giảng viên khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Trường ĐH Xây dựng; Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT; Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Công ty Cổ phần Trường Hải; Ca sỹ Hà Anh Tuấn, Vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên.
Đại hội 10 cũng quyết định triển khai 1 phong trào Sinh viên 5 tốt và 2 chương trình gồm: Chương trình tư vấn, hỗ trợ sinh viên; Chương trình xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh.
Đây là lần đầu tiên Đại hội của Hội Sinh viên có ứng dụng di động dành riêng cho đại biểu. Phần lớn các thông tin, văn bản về Đại hội được Ban Tổ chức Đại hội đăng tải và thông báo tới đại biểu thông qua ứng dụng. Ứng dụng cũng là một mạng xã hội thu nhỏ dành cho các đại biểu với giao diện trực quan, các tính năng hiện đại.
Khu vực triển lãm với ngôn ngữ thiết kế hiện đại, trưng bày nhiều hình ảnh, thông tin kết quả, trưng bày nhiều sản phẩm công nghệ, sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sử dụng công nghệ như nhận diện giọng nói, trí tuệ nhân tạo.
Đây cũng là lần đầu tiên, Hội đồng đồng hành, hỗ trợ hoạt động của Hội Sinh viên được thành lập với mục đích phát huy tầm ảnh hưởng, kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng các hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam.
Anh Bùi Quang Huy sinh ngày 25/3/1977 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Anh Bùi Quang Huy là cựu sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, là Bí thư Chi đoàn, Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Luật TP.HCM trong thời gian học tại trường. Sau đó, anh giữ nhiều vị trí trong các cơ quan thuộc Trung ương Đoàn. Gần đây nhất, ông được bầu là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh khoá 11. |
Nguyễn Thảo
"Kỹ năng tiếng Anh của bạn không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng giao lưu quốc tế. Sinh viên quốc tế quan tâm nhiều hơn đến việc trong đầu bạn có cái gì".
" alt=""/>Anh Bùi Quang Huy trở thành tân Chủ tịch Hội Sinh viên Việt NamTheo thông báo mới đây, học viện yêu cầu không chỉ sinh viên mà cả các giảng viên phải tuân thủ và chấp hành nghiêm quy chế.
Cụ thể, giảng viên lên lớp muộn 10 phút thì buổi học đó bị tính là giảng viên bỏ giờ không lý do.
Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do. Giờ giải lao sinh viên vào muộn sẽ bị tính một buổi nghỉ học không phép.
Trong giờ học giảng viên và sinh viên tuyệt đối không được sử dụng điện thoại di động. Những buổi học có sự tương tác và truy cập tài liệu mà phải dùng điện thoại, giảng viên phải báo trước với Ban quản lý đào tạo.
Khi các bộ phận chức năng đi kiểm tra, phát hiện có sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học thì giảng viên và sinh viên phải cùng chịu trách nhiệm trước nhà trường. Sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 1 lần sẽ bị khiển trách, 3 lần sẽ cảnh cáo trước toàn trường và 4 lần thì sẽ bị đình chỉ 1 năm học,…
Quy chế có phần ngặt nghèo này thực sự khiến cánh sinh viên không mấy dễ chịu. Thậm chí nhiều sinh viên cho rằng không phù hợp môi trường đại học.
![]() |
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền xác nhận hiện nay hệ thống học viện nghiêm cấm việc sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học. Bởi nếu không, sinh viên không tập trung học tập mà chỉ mải mê sử dụng điện thoại.
“Lâu nay, các giảng viên phản ánh tình trạng này rồi nhưng hôm trước chính bản thân tôi đi kiểm tra thì một phần ba sinh viên ngồi dưới lớp lướt web, chơi chứ không tập trung học hành gì cả. Các giảng viên chịu bó tay. Nhà trường quyết định đưa ra giải pháp để việc học hành của sinh viên được nghiêm túc. Cùng đó quy định về giờ giấc để tránh việc sinh viên tụ tập quán xá, bỏ giờ bỏ lớp”.
Theo ông Nam, thực tế trước đây nhà trường từng có quy định này nhưng khi đó điện thoại di động chưa nhiều như hiện nay và sau một thời gian thì nhãng đi.
“Trường Đảng thì càng cần phải kỷ cương. Do đó, chúng tôi cấm việc sử dụng điện thoại mà không tập trung học tập”, ông Nam nhấn mạnh.
![]() |
PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Nam cho hay: “Điều tra xã hội học trong sinh viên của học viện thì một ngày các em dành đến khoảng 7 tiếng đồng hồ để lướt web nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí chứ không phải cho việc học tập”.
Theo ông Nam, sinh viên hoàn toàn có thời gian tự học ở nhà nên việc tra cứu hay nghiên cứu không phải không có thời gian.
Với những sinh viên cho rằng có những trường hợp cần tra cứu nhanh để phục vụ cho nhu cầu bài học, ông Nam lý giải: “Nếu sinh viên nào có nguyện vọng tra cứu nội dung gì thì có thể trao đổi với các giảng viên. Chúng tôi vẫn cho phép các em sử dụng ipad hay laptop trên lớp dưới sự quản lý của học viện".
“Sinh viên do học viện đào tạo ra phải đảm bảo những tiêu chí nhất định. Mục tiêu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giờ cũng đã khác, không phải là bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp mà quan trọng là bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm”.
Tuy nhiên, nói về quy định vào muộn “5 phút bị tính là nghỉ học” thì theo thầy Nam cũng hơi ngặt nghèo quá. Do đó, ông đã yêu cầu thu hồi lại văn bản để chuẩn chỉnh lại nội dung cho phù hợp và linh hoạt hơn. “Thông báo của nhà trường muốn nói nguyên tắc là cần phải vào lớp đúng giờ. Còn trường hợp sinh viên đến lớp muộn vì những lý do như tắc đường hay ốm đau ,… chính đáng và đầy đủ thì các giảng viên cần chia sẻ, linh hoạt chứ không thể cứng nhắc quá được. Ngay giảng viên cũng có lúc chậm chứ không phải mỗi học trò. Vì vậy trường cũng đưa ra những quy định để không chỉ sinh viên mà các giảng viên cũng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm. Về nguyên tắc dịch vụ đào tạo, người học trả tiền thì cần được trả lại đúng chất lượng, giảng viên chỉ lên lớp cho xong việc thì chưa đúng lương tâm và trách nhiệm”, đại diện học viện cho hay.
Thanh Hùng
Đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học không lý do, giờ giải lao vào muộn bị tính nghỉ học không phép,… đây là những quy chế mới mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo khiến sinh viên không mấy dễ chịu.
" alt=""/>Học viện Báo chí giải thích nguyên nhân phải ra nội quy “gắt” với sinh viên